những việc cần làm sau khi đắp mặt nạ

Đắp Mặt Nạ Xong Nên Làm Gì?

Với công dụng cung cấp độ ẩm và dưỡng chất, làm trắng cũng như ngăn ngừa nếp nhăn, mặt nạ trở thành một phần trong công thức làm đẹp. Thế nhưng với phương phức chăm sóc da đơn giản này bạn chắc rằng mình đã thực hiện đúng?

Bạn đừng nghỉ rằng, cứ đắp mặt nạ là da sẽ đẹp, đôi khi nó sẽ có tác dụng ngược lại nếu bạn quá mức lạm dụng và thực hiện không đúng các bước cần làm sau khi đắp mặt nạ xong

Vậy sau đắp mặt nạ ta nên làm gì?

Luôn phải công nhận rằng những dưỡng chất trong mặt nạ nuôi dưỡng da khá tuyệt vời, bằng chứng là sau đắp da trở nên căn mịn và hồng hào hơn. Tuy nhiên không vì thế mà bạn nên lạm dụng. Và lạm dụng ở đây có thể đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau.

chăm sóc da sau khi đắp mặt nạ

Dù là mặt nạ tự chế hay mặt nạ sản xuất chuyên dụng, thì các dưỡng chất bên trong nó rất tốt cho da, nhưng không vì thế mà bạn có thể giữ lớp mặt nạ trên da trong thời gian dài. Tương tự như bụi bẩn hay chất nhờn, tế bào chết, các dưỡng chất của mặt nạ còn tồn dư trên da sau quá trình hấp thụ sẽ khiến lỗ chân lông của bạn bị bít. Tình trạng này kéo dài vô tình lỗ chân lông sẽ trở thành ổ vi khuẩn tạo cơ hội cho mụn nổi dậy.

Theo kinh nghiệm của Miss Tram – Natural Beauty Center muốn phát huy hết công hiệu của mặt nạ, thật sự mỗi tuần chỉ nên đắp mặt nạ từ 2 đến 3 lần và chỉ để từ 15 đến 20 phút. Sau khi đắp xong, nên rửa lại mặt bằng nước ấm, trong quá trình đó hãy massage nhẹ nhàng để dưỡng chất có thể thấm sâu vào da hơn.

Vì sao phải rửa lại bằng nước ấm thay vì nước lạnh?

có nên đắp mặt nạ chăm sóc da
Vì sao phải rửa lại bằng nước ấm thay vì nước lạnh

Chắc một lần trong đời bạn từng nghe rằng, nước ấm khiến làm da khô hơn, bởi nhiệt độ sẽ tẩy trôi lớp chất béo trên bề mặt da. Đều này không sai, nhưng không đúng hoàn toàn.

Mỗi người sẽ sở hữu một làn da có những đặt tín khác nhau, nhưng tựu trung thì chia thành 5 loại là da dầu, da khô, da nhạy cảm, da thường, da hỗn hợp và loại da nào cũng có thể rửa mặt bằng nước ấm mà không khiến da bị khô hay tổn thương.

Tuy nhiên tùy theo loại da mà điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Da nhạy cảm, ửng đỏ, da mụn… nên dùng nhiệt độ 32 độ C, thấp hơn so với tình trạng da bình thường là 34 độ C. Với các loại da nhạy cảm, khô và hay bong tróc, có thể dùng nước ấm nhưng phải điều chỉnh nhiệt độ thấp và không rửa nước ấm quá 1 lần trong ngày. Tốt nhất hơn cả chỉ nên rửa nước ấm vào buổi tối.

Nếu đặt lên bàn cân so sánh nước ấm và nước lạnh trong việc làm đẹp, thì giới chuyên gia thẫm mỹ đánh giá rằng nước ấm rửa mặt giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích việc trao đổi chất và từ đó tiến trình tái tạo da diễn ra tốt hơn. Nước ấm giúp lỗ chân lông giãn vừa phải, đẩy chất dơ và nhờn dư ra ngoài và giảm hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông.

Do nhiệt độ của nước giúp lỗ chân lông giãn nở giúp quá trình hấp thụ diễn ra nhanh. Việc sửa mặt bằng nước lạnh trước và sau khi dưỡng da khiến da hấp thụ dưỡng chất thấp hơn so với việc dùng nước ấm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dùng nước ấm để rửa mặt hay tắm rửa còn giúp cơ thể tăng mức Oxytocin, từ đó giúp cho hệ thần kinh thư giãn và dịu đi, giảm stress đáng kể.

>>> Bài viết liên quan: 5 Lưu Ý Quan Trọng Khi Đắp Mặt Nạ Cho Da – Những kiến thức bạn cần nắm để quá trình đắp mặt nạ đạt được hiệu quả tối ưu.

Như vậy bạn đã biết đắp mặt nạ xong thì phải làm gì rồi đấy. Hãy áp dụng đúng để sở hữu làn da mịn mướt như mong đợi bạn nhé!

Xem Thêm Về Tin Tức – Bí Quyết Làm Đẹp Của Miss Tram – Natural Beauty Center:

Mang Thai Có Được Dùng Mỹ Phẩm Không

Đắp Mặt Nạ Bơ Thường Xuyên Có Tốt Không

Bí Quyết Đắp Mặt Nạ Khoai Tây Sữa Tươi Hiệu Quả Nhất

Rate this post

Để lại một bình luận