Theo các chuyên gia da liễu, việc sử dụng dụng cụ nặn mụn sẽ dễ dàng lấy hết được nhân mụn, hạn chế gây tổn thương da mụn hơn rất nhiều so với nặn mụn bằng tay. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, đúng dụng cụ thì làn da mụn vẫn có nguy cơ bị tổn thương “như thường”. Bởi có rất nhiều loại dụng cụ nặn mụn khác nhau, mỗi loại sẽ phù hợp với từng tình trạng mụn nhất định.
Do đó, hãy cùng tham khảo chia sẻ của Miss Tram – Natural Beauty Center về việc nặn mụn tại nhà an toàn với các dụng cụ nặn mụn qua bài viết này nhé.
Các loại dụng cụ nặn mụn
Bạn có biết tại sao các bộ dụng cụ nặn mụn càng ngày càng không thể thiếu trong tủ đồ của phái đẹp? Bởi việc nặn mụn bằng dụng cụ sẽ hiệu quả an toàn hơn sử dụng tay rất nhiều.
Nguyên nhân là:
- Dụng cụ nặn mụn dễ khử trùng hoàn toàn hơn là khử trùng tay (chưa kể trong quá trình nặn mụn, tay bạn có thể cầm nắm các đồ vật chứa vi khuẩn khác). Nếu không khử trùng đúng cách, vi khuẩn sẽ lây lan dễ dàng từ tay sang vùng mụn, khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
- Lực nặn mụn từ tay khó kiểm soát hơn khi sử dụng dụng cụ nặn mụn, do đó dễ khiến da bị tổn thương và để lại thâm sẹo nhiều hơn.
- Các loại mụn có nhân sâu trong da sẽ rất khó bị loại bỏ triệt để nếu chỉ sử dụng tay không.
Do đó, các dụng cụ nặn mụn đã ra đời và giải quyết được triệt để các khó khăn trong quá trình nặn mụn. Các loại dụng cụ cơ bản gồm:
- Cây nặn mụn: Cây nặn mụn được thiết kế có hai đầu, một đầu có dạng vòng tròn để nặn mụn, đầu còn lại dạng mũi nhọn. Hoặc cũng có cây được thiết kế cả hai đầu nặn mụn tuy nhiên kích thước khác nhau để phù hợp với nhiều kích thước mụn.
- Kim nặn mụn y tế: Là đầu dạng cây kim với mũi siêu nhỏ, rất sắc bén, được dùng để rạch thủng mụn đầu trắng, tạo khoảng trống ở những nốt mụn, giúp đẩy nhân mụn ở sâu bên trong ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
Hướng dẫn các bước nặn mụn với dụng cụ
Bước 1: Xác định tình trạng mụn và loại mụn
Trước khi nặn mụn, bạn cần hiểu được tình trạng mụn và loại mụn của bạn. Với những nốt mụn đầu đinh, mụn mạch lươn hay mụn nằm ở chóp mũi, viền môi, bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Các trường hợp mụn dày đặc, bạn cũng nên cân nhắc bởi quá trình nặn mụn có thể gây ảnh hưởng đến cả vùng da mụn xung quanh.
Nếu tình trạng mụn của bạn nhẹ và riêng lẻ, bạn có thể tự nặn mụn tại nhà khi nhân mụn chín (nhân mụn chín là khi nốt mụn không còn cảm giác đau nhức, ửng đỏ hay sưng tấy, cồi mụn khô lại và trồi lên bề mặt da).
>>> Bài viết liên quan: Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Nặn Mụn Khiến Bạn Dễ Bị Sẹo Thâm – Bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà nếu không hiểu rõ về tình trạng da, cũng như các bước nặn mụn chuẩn. Bởi nếu không, vùng da mụn rất dễ bị tổn thương, mụn dễ dàng lây lan và nghiêm trọng hơn là để lại nhưng di chứng như sẹo rỗ, sẹo thâm, lão hóa da
Bước 2: Chọn dụng cụ nặn mụn
Sau khi xác định được nốt mụn cần nặn, bạn hãy chọn dụng cụ nặn mụn phù hợp:
- Với mụn đầu đen, bạn chỉ cần dùng đầu tròn của cây nặn mụn để ấn nhân mụn ra ngoài.
- Còn với mụn đầu trắng, cần phải sử dụng kim nặn mụn y tế để rạch đầu mụn ra trước, sau đó mới dùng cây nặn mụn nặn hết nhân mụn ra được.
- Tùy vào kích thước nốt mụn, bạn sẽ sử dụng đầu tròn của cây nặn mụn vừa khít nhất, giúp nhân mụn được lấy ra triệt để và hạn chế gây tổn thương da.
Bước 3: Làm sạch da và làm giãn nở lỗ chân lông
Làm sạch da là một bước cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ thấy rõ các nốt mụn trên da và hạn chế tối da các cặn bẩn thâm nhập vào vết thương hở trong quá trình nặn mụn.
Sau khi làm sạch da, bạn hãy xông hơi để các lỗ chân lông được giãn nở tối đa, giúp nhân mụn được lấy ra dễ dàng. Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng khăn ấm đắp trực tiếp lên da mặt 2-3 phút để tiết kiệm thời gian.
Bước 4: Khử trùng tay và các dụng cụ nặn mụn
Bước khử trùng tay và các dụng cụ nặn mụn là một bước cực kỳ quan trọng, giúp phòng tránh được các nguy cơ viêm nhiễm về sau.
Bạn nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Còn với dụng cụ nặn mụn, hãy hơ qua lửa nóng và sát trùng lại với cồn (hoặc dung dịch sát trùng chuyên dụng).
Bước 5: Sát trùng vùng mụn
Bên cạnh việc khử dụng tay và dụng cụ, bạn cũng cần nhớ sát trùng vùng da mụn ngay trước khi nặn mụn để đảm bảo không còn sót vi khuẩn nào bám trên da. Tốt nhất, bạn hãy dùng bông gòn thấm vừa đủ dung dịch cồn y tế để sát trùng hiệu quả.
Bước 6: Nặn mụn
Sau khi đảm bảo sẵn sàng các bước trên, bạn hãy đặt đầu tròn thép của cây nặn mụn lên nốt mụn bạn muốn nặn, từ từ ấn nhẹ một bên nốt mụn, sau đó ấn tiếp bên còn lại (riêng với các nốt mụn đầu trắng, hãy sử dụng cây kim nặn mụn y tế tạo một khoảng nhỏ giữa nốt mụn để nhân mụn từ sâu bên trong được thoát ra dễ dàng). Lặp đi lặp lại thao tác này đến khi toàn bộ nhân mụn trồi hết ra ngoài.
Lưu ý, bạn chỉ nên dùng lực nhẹ nhàng khi thực hiện, không sử dụng lực quá mạnh sẽ dễ nhiễm trùng và gây sẹo thâm.
Bước 7: Xử lý da bị chảy máu khi nặn mụn
Trong một số trường hợp, nốt mụn có thể bị chảy máu khi sử dụng dụng cụ. Hãy dùng bông gòn hoặc băng gạc vô trùng thấm máu đi. Đảm bảo các vết máu không chảy loang ra các vùng da khác để tránh lây lan và nhiễm trùng da.
Máu có thể chảy ra trong vài giây nên bạn hãy kiên nhẫn giữ chặt miếng bông gòn cho đến khi máu ngừng chảy nhé.
Bước 8: Sát trùng vùng mụn sau khi kết thúc
Sau khi kết thúc nặn mụn, bạn dùng nước muối sinh lý để lau nhẹ nhàng vết thương, đảm bảo làn da không bị nhiễm trùng sau đó. Tuyệt đối không đắp bất cứ loại kem hay mặt nạ nào ngay sau khi nặn mụn, gây cản trở quá trình tự phục hồi vết thương.
Bên cạnh đó, dụng cụ nặn mụn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cồn, để khô rồi cất giữ nơi thoáng mát.
>>> Bài viết liên quan: Thế Nào Cách Lấy Nhân Mụn Đúng Cách – Tìm hiểu những loại mụn nào lấy nhân được, loại mụn nào không. Và cách lấy nhân mụn an toàn.
Bước 9: Chăm sóc da sau nặn mụn
- Bạn nên vệ sinh da nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, sử dụng các bước dưỡng da cơ bản trong những ngày đầu sau nặn mụn để không gây tổn thương vùng da.
- Không nên sử dụng các sản phẩm đặc trị, các loại mặt nạ trị thâm, kem trị thâm quá sớm. Hãy đợi vết thương liền sẹo rồi mới bắt đầu điều trị.
- Luôn chống nắng và bảo vệ da kỹ càng khi ra ngoài, tránh bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực.
- Uống đủ nước và ăn nhiều rau củ để đảm bảo vùng da mụn được phục hồi và tái tạo nhanh chóng.
Xem chi tiết tại bài viết “Quy Trình Chăm Sóc Da Mặt Sau Khi Nặn Mụn” sau khi nặn mụn làn da rất nhạy cảm, dễ nhiễm khuẩn và dễ tổn thương; nếu không biết cách chăm sóc thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng sưng tấy, sẹo thâm hay thậm chí mụn tái phát trầm trọng hơn.
Trên đây là những chia sẻ của Miss Tram – Natural Beauty Center về cách nặn mụn an toàn tại nhà bằng dụng cụ nặn mụn. Để tự chăm sóc da mụn tại nhà, ngoài việc hiểu rõ làn da và các bước nặn mụn đúng cách, bạn cần luôn chú ý đến quy trình skincare hằng ngày và chế độ ăn uống sinh hoạt để đảm bảo quá trình điều trị mụn diễn ra nhanh chóng nhất nhé. Hy vọng bài viết này sẽ có ích với bạn. Chúc bạn luôn có một làn da khỏe đẹp!
Xem Thêm Về Tin Tức – Bí Quyết Làm Đẹp Của Miss Tram – Natural Beauty Center:
8 Sai Lầm Thường Gặp Khi Chăm Sóc Da Nhạy Cảm