Muốn Hết Mụn Có Nên Đi Nặn Mụn? Danh sách

Muốn Hết Mụn Có Nên Đi Nặn Mụn?

Vấn đề muôn thuở luôn khiến khổ chủ đau đầu chính là mụn. Nó là vị khách rất dễ đến thế nhưng muốn mời nó đi không hề đơn giản. Nếu biết rõ nguyên nhân cũng như tìm được hướng điều trị đúng đắn, bạn có thể loại bỏ nhanh chóng, còn không, hậu quả thật sự khó lường. Và một trong những phương pháp được nhiều người nhắc đến là nặn mụn. Thế nhưng có phải muốn hết mụn thì nên đi nặn mụn? Câu hỏi này vẫn khiến mọi người cảm thấy băn khoăn với nó. Vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Muốn Hết Mụn Có Nên Đi Nặn Mụn?

Có nên nặn mụn hay không?

Trong đời mỗi người ít nhất từng một lần phải đối diện với mụn, có người may mắn thì mụn chỉ đến trong một thời gian nhất định rồi ra đi lặng lẽ. Thế nhưng, cũng có nhiều người phải thường xuyên đối diện với nó cùng nhiều vấn đề đau đầu khác nhau. Việc loại bỏ mụn không chỉ giúp tìm kiếm một làn da mịn màng và cũng giúp khổ chủ bớt được những cảm giác tự ti, mặc cảm.

Vấn đề nặn mụn để điều trị mụn vẫn luôn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi khi có người thì khuyến khích nên nặn mụn nhưng một số ý kiến khác lại bảo không nên.

muốn hết mụn có nên đi nặn mụn không
Nên hạn chế việc tự ý nặn mụn tại nhà

Vậy cuối cùng chúng ta nên làm như thế nào?

Trước tiên, bạn phải hiểu rằng nặn mụn là hành động tác động vào nốt mụn nhằm mục đích đẩy nhân mụn, dầu thừa và vi khuẩn ra khỏi lỗ chân lông, đồng thời loại bỏ lớp da bị sừng hóa từ đó giúp làn da được thông thoáng hơn.

Từ đó bạn có thể thấy được nặn mụn là việc nên được thực hiện nếu muốn nhanh chóng điều trị hết mụn. Tuy nhiên, việc nặn mụn chỉ nên thực hiện tại các cơ sở điều trị uy tín, với đội ngũ nhân viên có đủ kiến thức chuyên môn lẫn tay nghề. Bởi vì nếu không, chẳng khác nào bạn đang tự “thêm dầu vào lửa” khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng.

Ở những cơ sở điều trị uy tín, họ sẽ biết được đâu là loại mụn nặn được, đâu là không cũng như nốt mụn nào đã đủ chín để nặn còn nốt nào thì chưa. Ngoài ra, tại đây, những kỹ thuật viên đều có tay nghề, kỹ năng thực hiện nên sẽ dễ dàng lấy nhân mụn mà không gây phá vỡ cấu trúc da, không để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Khi bạn tự ý nặn mụn ở nhà, việc dùng sức lực để đẩy mụn ra khỏi da có thể gây phá vỡ cấu trúc da cùng hàng loạt những tai hại nghiêm trọng như:

  • Nhân mụn là một ổ bao gồm cả mụn mủ, vi khuẩn, dầu nhờn, khi bạn gắng sức nặn mụn bạn lại khiến chúng chìm sâu hơn vào da, dẫn đến nốt mụn càng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Nặn mụn khiến khiến tình trạng mụn lây lan sang những vùng da khác.
  • Gây tăng nguy cơ để lại vết thâm, hình thành sẹo lồi, sẹo lõm rất khó chữa trị.

Cho nên, nếu bạn cảm thấy khó chịu với những nốt mụn trên mặt mình, bạn hãy lựa chọn những cơ sở điều trị uy tín, để họ giúp bạn loại bỏ những nốt mụn khó chịu này nhé. (Tham khảo những yêu cầu cần có khi trị mụn để quá trình điều trị mụn diễn ra an toàn, hiệu quả nhất).

Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Nếu việc nặn mụn rất quan trọng thì chăm sóc da sau khi nặn mụn lại càng đặc biệt quan trọng hơn. Bởi vì làn da lúc này đang rất yếu, nếu không có chế độ chăm sóc đúng cách bạn sẽ khiến làn da bị nhiễm khuẩn, từ đó rất khó để khắc phục.

Sau khi nặn mụn, bạn cần chú ý đến chế độ chăm sóc da với những lưu ý sau:

Vệ sinh da sạch sẽ

Luôn vệ sinh da mặt sạch sẽ
Luôn vệ sinh da mặt sạch sẽ

Cho dù bạn có nặn mụn hay không thì bước làm sạch da vẫn rất quan trọng. Nó sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, dầu thừa ra khỏi lỗ chân lông, giúp làm thông thoáng làn da từ đó hạn chế việc hình thành nên mụn.

Sau khi nặn mụn, bạn hãy sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt sáng tối, nó giúp kháng viêm rất tốt cho da. Bạn chỉ nên sử dụng những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da mụn, da nhạy cảm sau khi nặn mụn từ 1 – 2 ngày.

Đắp mặt nạ trị thâm

Sử dụng các loại mặt nạ trị thâm cho da mặt
Sử dụng các loại mặt nạ trị thâm cho da mặt

Làn da sau nặn mụn rất yếu cũng như dễ hình thành nên vết thâm, chính vì thế sau khi nặn mụn, việc đắp mặt nạ trị thâm sẽ giúp ngăn ngừa sớm các vết thâm, trả lại làn da mịn màng cho bạn. Tuy nhiên, chỉ thực hiện bước này từ tuần thứ 2 trở đi kể từ ngày nặn mụn cũng như đắp mặt nạ 2 lần/ tuần với những loại mặt nạ dịu nhẹ, lành tính như mặt nạ tràm trà,…

Dưỡng da phục hồi

Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da

Dưỡng da cho da mụn là bước không thể thiếu nhằm cung cấp độ ẩm, dưỡng chất cần thiết cho da. Lựa chọn những loại dưỡng da dịu nhẹ dành cho da mụn, nhạy cảm với kết cấu dạng gel, tránh kết cấu dạng kem bởi vì có thể gây bí da. Ngoài ra, hãy tối giản hóa các bước dưỡng da, tránh dưỡng quá nhiều lớp cũng là nguyên nhân gây nên mụn.

Bảo vệ cho da

Bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời
Bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời

Sử dụng kem chống nắng hàng ngày mỗi khi ra đường, nếu không bạn có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thâm, nám, sạm da một cách trầm trọng đấy nhé. Và đừng quên dùng tẩy trang vào cuối mỗi ngày để loại bỏ hết lớp chống nắng trên da.

Lưu ý: Sau khi nặn mụn, bạn không nên trang điểm dù trong bất cứ trường hợp nào. Vì những thành phần có trong các mỹ phẩm trang điểm có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn cho da bạn đấy. Bên cạnh đó, trang điểm da sẽ tạo nên sự bí bách các lỗ chân lông là nguyên nhân hàng đầu gây nên mụn ẩn dưới da. (Tham khảo một số phương pháp trị mụn phù hợp với từng loại da bạn nhất định phải nắm rõ).

Như vậy, bạn đã có cho mình câu trả lời có nên hay không việc nặn mụn khi điều trị mụn rồi nhỉ? Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích giúp quá trình điều trị mụn được dễ dàng hơn nhé.

Xem Thêm Về Tin Tức – Bí Quyết Làm Đẹp Của Miss Trâm Natural Beauty Center:

Tại Sao Bạn Phải Xác Định Loại Da Của Mình

Mẹo Duy Trì Một Đôi Mắt Trẻ Trung

Chống Lão Hóa Da Bằng Các Loại Tinh Dầu Thiên Nhiên

Rate this post

Trả lời