Trong thời gian mang thai, phụ nữ phải chịu rất nhiều hư tổn về da như rạn da, nám da và đặc biệt là da bị nổi mụn. Điều này khiến cho nhiều bà bầu trở nên hoang mang, lo lắng bởi không biết phải chăm sóc, điều trị da như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Để hiểu hơn về vấn đề da mụn khi mang thai và những biện pháp ngăn ngừa, điều trị mụn an toàn – hiệu quả nhất, bạn hãy tham khảo bài viết sau của Miss Tram – Natural Beauty Center nhé.
Bí Quyết Chăm Sóc Da Mụn Khi Mang Thai An Toàn, Hiệu Quả Nhất
1. Nguyên nhân bị nổi mụn khi mang thai
Theo nghiên cứu, bên trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi lớn về các nội tiết tố, lượng bã nhờn xuất hiện nhiều hơn. Khi lượng bã nhờn quá nhiều sẽ dễ kết hợp với bụi bẩn và vi khuẩn dẫn tới tình trạng mụn nổi trên da mặt.
Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố trong có thể diễn ra nhiều nhất nên tình trạng mụn thường xuất hiện nhiều nhất ở thời điểm này. Đến tháng thứ 6 – 7, tình trạng này có thể giảm bớt và sau khi sinh, làn da bạn có thể trở lại bình thường nếu bạn biết chăm sóc da đúng cách.
Ngoải ra, khi mang thai, ngoài sự thay đổi của hormone, chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ bầu cũng bị thay đổi một phần lớn. Tình trạng thai nghén, căng thẳng, mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân giảm sức đề kháng trên da, khiến làn da dễ bị mụn. (Bạn đã biết cách chăm sóc da mặt đúng cách? Cùng xem những lời khuyên chăm sóc da mặt được tổng hợp từ nhiều ý kiến chuyên gia hàng đầu về chăm sóc da).
2. Biện pháp ngăn ngừa mụn khi mang thai
“Phòng bệnh hơn trị bệnh”, việc ngăn ngừa mụn khi mang thai là một việc rất dễ dàng nên bạn chỉ cần lưu ý những điểm sau:
- Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã ra ngoài cũng như cung cấp đủ độ ẩm cho da, giúp da khỏe mạnh và thông thoáng.
- Ăn nhiều rau của quả để bổ sung đủ vitamin cho cơ thế. Nhất là những loại hoa quả giàu axit folic như cam, quýt, bơ, đu đủ chín…
- Luôn làm sạch và dưỡng da mặt mỗi ngày để làn da được thông thoáng và đủ độ ẩm. Nên lựa chọn những sản phẩm dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên để an toàn nhất cho mẹ và bé.
- Bảo vệ da cẩn thận khi ra đường bởi khói bụi và ánh nắng mặt trời sẽ khiến làn da mẹ bầu dễ bị khô, yếu, viêm nhiễm và dẫn đến hình thành mụn. Lưu ý, nên sử dụng kem chống nắng chuyên dụng cho bà bầu để không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Hạn chế tối đa việc trang điểm. Bởi ngoài thành phần độc hại ảnh hưởng xấu đến thai nhi, việc trang điểm nhiều cũng là một nguyên nhân khiến da bị bít tắc. Kết hợp với dầu thừa sẽ rất dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn.
- Không sờ tay lên mặt – tránh việc vi khuẩn từ tay thâm nhập lên da.
- Cố gắng ăn đủ chất, ngủ đủ giấc và có tinh thần thoải mái – điều này không những duy trì làn da khỏe mạnh, hạn chế mụn xuất hiện mà còn giúp thai nhi phát triển toàn diện nhất.
>>> Bài viết liên quan: Mang thai có nên dùng mỹ phẩm không? Đi tìm câu trả lời chính xác nhất từ những người trong cuộc.
3. Cách chăm sóc da mụn an toàn và hiệu quả
Trong thời gian mang thai, phụ nữ không nên tiếp xúc với những chất hóa học bởi những chất này có nguy cơ gây dị tật thai nhi rất cao. Trong đó, thuốc trị mụn cũng là một sản phẩm chứa nhiều chất hóa học mạnh. Vì vậy, khi bị mụn, các mẹ bầu cần chăm sóc da đúng cách và sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên để đảm bảo an toàn nhất:
Làm sạch da
Như đã đề cập ở nhiều bài trước, việc giữ cho làn da luôn sạch và đủ độ ẩm là điều kiện cần thiết của một làn da khỏe mạnh. Trong thời gian này, mẹ bầu cần đảm bảo làn da luôn được sạch sẽ và thông thoáng:
- Rửa mặt với sữa rửa mặt 2 lần/ ngày. Nên chọn sữa rửa mặt chiết xuất từ tự nhiên, không hương liệu để an toàn nhất cho da và thai nhi.
- Tẩy tế bào chết đều đặn 1 – 2 lần/ tuần.
Dưỡng ẩm cho da
Da thiếu độ ẩm sẽ kích thích lượng dầu thừa tiết ra nhiều hơn, điều này càng làm cho những nốt mụn có cơ hội lây lan trên gương mặt. Vì vậy, các mẹ bầu vẫn cần dưỡng ẩm hằng ngày để giúp làn da luôn được cung cấp đủ ẩm và khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt, những vùng da ở cổ, bụng, đùi cũng cần được dưỡng ẩm mỗi ngày trong thời kỳ mang bầu để giúp da tăng tính đàn hồi và hạn chế tình trạng rạn da ở những tháng cuối thai kỳ.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C rất quan trọng trong việc điều trị mụn. Vi chất này có vai trò tham gia vào quá trình sản xuất collagen, bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Bà bầu nên tăng cường bổ sung vitamin C (ưu tiên nhất vẫn là bổ sung qua đường thực phẩm – như những loại rau quả tươi) – sẽ giúp bạn chống lại sự tổn thương do oxy hóa, cải thiện tình trạng da mụn.
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
Sử dụng những nguyên liệu trị mụn từ thiên nhiên tuy sẽ không mang lại hiệu quả tức thì nhưng là phương pháp an toàn và hiệu quả cao nếu bạn kiên trì thực hiện. Mẹ bầu có thể tham khảo các mặt nạ trị mụn này:
Mặt nạ tinh bột nghệ, mật ong: Tinh bột nghệ có chứa hoạt chất curcumin giúp làm mờ vết thâm, sáng da, diệt khuẩn. Còn mật ong từ lâu đã được xem là một nguyên liệu có tính kháng khuẩn cao, lành tính và dưỡng ẩm da hiệu quả. Sử dụng hỗn hợp mặt nạ này thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi tình trạng mụn và giữ ẩm cho da cực tốt.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Trộn 1 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong nguyên chất.
- Bước 2: Thoa đều lên mặt và massage mặt trong 3 phút.
- Bước 3: Để yên trong 20 phút và rửa mặt sạch với nước.
Mặt nạ sữa chua: Sữa chua là một nguyên liệu giàu protein, vitamin và đặc biệt là axit lactic, axit alpha hydroxy – đây là thành phần giúp làm sạch da và diệt vi khuẩn gây mụn hiệu quả. (Bật mí các bước chăm sóc da mặt sau nặn mụn chuẩn spa bạn có thể tham khảo để áp dụng ngay tại nhà).
Chỉ cần một hũ sữa chua không đường, bạn có thể sử dụng làm mặt nạ trị mụn hiệu quả:
- Bước 1: Thoa đều một lượng vừa đủ sữa chua không đường lên da.
- Bước 2: Massage da mặt trong 3 phút và để yên trong 20 phút.
- Bước 3: Rửa mặt sạch với nước.
Mặt nạ khoai tây, mật ong: Khoai tây là một nguyên liệu giàu tinh bột, hợp chất chống oxy hóa; vitamin C, B1, B2 và nhiều khoáng chất thiết yếu cho sự tái tạo, phục hồi da và điều trị mụn. Khoai tây kết hợp với mật ong sẽ tạo thành một hỗn hợp mặt nạ trị mụn, dưỡng ẩm cho da hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Khoai tây luộc chín, nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Trộn 1 thìa mật ong nguyên chất và 1 thìa khoai tây nghiền.
- Bước 3: Thoa đều lên mặt và massage mặt trong 3 phút.
- Bước 4: Để yên trong 20 phút và rửa mặt sạch với nước.
Lưu ý, khi đắp những mặt nạ trị mụn, bạn cần làm sạch da trước và sau khi đắp mặt nạ. Và duy trì đều đặn việc đắp mặt nạ từ 2 – 3 lần/ tuần. Tốt nhất là nên đắp mặt nạ sau khi tẩy tế bào chết cho da – đây là thời điểm làn da được thông thoáng và dễ hấp thu các dưỡng chất nhất.
Việc chăm sóc làn da trong thời gian mang thai rất quan trọng, bởi khoảng thời gian này có thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết cũng như tâm sinh lý. Nếu làn da có bị mụn thì cũng đừng vội lo lắng nhé. Mẹ bầu chỉ cần chăm sóc da đúng cách, sử dụng các mỹ phẩm an toàn, chú ý đến chế độ dinh dưỡng và giữ tinh thần luôn thoải mái thì các đốm mụn sẽ nhanh chóng biến mất thôi. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn, Miss Tram – Natural Beauty Center chúc bạn luôn có một làn da khỏe đẹp! (Tham khảo thêm bài viết hay: Tìm hiểu tác dụng của nấm linh chi đối với phụ nữ đang mang thai tại bài viết: https://linhchinonglam.com/phu-nu-mang-thai-uong-nuoc-nam-linh-chi-co-sao-khong/)
Xem Thêm Các Bài Viết Bí Quyết Làm Đẹp Của Miss Tram – Natural Beauty Center:
Những Sai Lầm Khiến Môi Ngày Càng Thâm