CHĂM SÓC DA DÀNH CHO DA DẦU, NHẠY CẢM, NHIỄM SẮC TỐ, NHĂN: OSPW
LOẠI DA OSPW
“Với làn da dầu và nhạy cảm, tìm được sản phẩm chống nắng để dùng hàng ngày thật là khó. Phải thừa nhận rằng không thường xuyên được bảo vệ da khỏi ánh nắng và muốn làm điều đó tốt hơn. Chống lão hóa da cũng thật quan trọng.”
– VỀ DA CỦA BẠN
Nhiều nguời thuộc loại da dầu, nhạy cảm, nhiễm sắc tố và nhăn là những người đầu tiên có mặt trên bãi biển vào buổi sáng và cũng là người cuối cùng rời đi khi mặt trời lặn.
Nước da rám nắng màu đồng thiếc hoàn hảo của họ là niềm ao ước của các loại da khác.
Bạn là những người thích lướt sóng, những nhà hoạt động xã hội với làn da rám nắng, những CEO có làn da màu đồng thiếc.
Và không thể không nhắc tới những phụ nữ Pháp trong trang phục bikini tắm nắng trên bãi biển.
Không giống như những người có loại da không nhiễm sắc tố ‒ những người không thể bị rám nắng, làn da nhiễm sắc tố của bạn sẽ đổi màu từ trắng thành vàng nâu.
Và không giống như loại da khỏe ‒ những người tự hào về nước da hoàn thiện của mình và trốn tránh ánh nắng mặt trời, bạn nghĩ rằng không còn gì tuyệt hơn một làn da rám nắng.
Do đó, bạn đã không quan tâm đến nhiều vấn đề mà da của bạn có khả năng gặp phải như: mụn sần, sẹo trứng cá, đốm nâu và những vết đen nhỏ. Làn da rám nắng sẽ khiến người đối diện chú ý đến đôi chân thon thả của bạn hơn.
Lời đồn đại ánh nắng mặt trời giúp giảm trứng cá ‒ đây chỉ là một sự hoang đường. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phơi nắng làm tăng mụn vì nó làm thúc đẩy việc sản xuất dầu.
Nếu bảng câu hỏi cho biết bạn là OSPW nhưng bạn không phải là một người tôn sùng ánh nắng, chúc mừng bạn vì đã tự thay đổi thói quen phơi nắng không như hầu hết các OSPW khác. Nhiều OSPW sau khi ngừng việc phơi nắng trong những năm trưởng thành nhưng vẫn gặp phải nhiều vấn đề về da như: những nếp nhăn, những vết đen ‒ hậu quả mà những năm phơi nắng để lại.
Tham khảo thêm về Dịch Vụ Điều Trị Sẹo Rỗ – Rỗ Mụn Lâu Năm Tại Miss Tram
– PHƠI NẮNG: THÔNG TIN XẤU
Những người OSPW ở mọi lứa tuổi và có thể khẳng định rằng nước da rám nắng màu nâu làm bạn trông đẹp khi trẻ nhưng khi bạn già đi, nó sẽ khiến bạn giống như quả mận khô, loại da OSPW sẽ thất vọng thế nào về những nếp nhăn, sự chùng da, nhão da và những dấu hiệu khác của sự lão hóa. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn phơi nắng ở mức tối thiểu hoặc ít nhất là phơi ít đi ngay bây giờ, để tránh phải trả giá quá đắt sau này cả về tiền bạc cũng như làn da.
– SỰ LÃO HÓA VÀ DA: ĐỐI MẶT VỚI SỰ THẬT
Dù gen quyết định loại da của bạn, nhưng khi quá trình lão hoá hình thành nếp nhăn xảy đến, gen sẽ tương tác với thói quen sống của bạn để quyết định da bạn nhăn hay căng.
Điều đó giải thích tại sao nếu bạn thuộc loại da này thì thói quen sống là nguyên nhân cốt yếu của những nếp nhăn, chỉ có một tỷ lệ nhỏ là do gen.
– CẬN CẢNH DA CỦA BẠN
* Nếu bảng câu hỏi chỉ ra bạn là OSPW, bạn có thể có:
- Những dấu hiệu phá hủy da của ánh nắng
- Những đám đỏ và nâu
- Những vùng da lốm đốm nốt nâu và trắng
- Nốt tàn nhang trên ngực và mặt
- “Khuôn mặt người cá”: các mạch máu giãn nổi rõ trên mặt
- Hay bị trứng cá
- Đỏ da, tê buốt, hoặc nóng da khi sử dụng một số loại chăm sóc da.
- Kem chống nắng gây cảm giác dầu và làm mặt nóng bừng.
- Sản phẩm trang điểm thông thường rất dễ bị trôi, nhưng những sản phẩm trang điểm lâu trôi khiến da tấy đỏ và ngứa ngáy.
- Nếp nhăn xuất hiện khi bạn khoảng 30 tuổi
- Những vết thâm xuất hiện tại vùng trước đó bị chấn thương như bị cắt, bỏng, bầm dập, cạo và mụn
- Những đám đen ở vùng má
- Son môi chảy xuống qua khóe môi
- Các quầng thâm dưới mắt
Da dầu dẫn đến trứng cá, từ đó gây ra vết thâm sau khi khỏi trứng cá. Sẹo trứng cá cũng thường xảy ra.
Hầu hết những người thuộc loại da OSPW do có nhiều sắc tố da nên cũng có nhiều nguy cơ bị những vết đen khó coi, chúng thường xuất hiện đột ngột và mất một khoảng thời gian để mờ đi. Các tình trạng da bị kích thích khác như khi bị viêm, chấn thương, bị cắt vào da cũng sẽ tạo thành những vết thâm sau đó.
Nồng độ nội tiết nữ estrogen tăng lên do uống thuốc tránh thai hoặc mang thai cũng góp phần tạo ra vết nâu đen.
Thêm vào đó, phơi nắng thúc đẩy mạnh việc tạo sắc tố da gây ra những vết đen, nốt tàn nhang và chấm tàn nhang di truyền.
Trên thực tế, các triệu chứng của OSPW sẽ nặng hơn khi phơi nắng. Do da bạn nhạy cảm nên khó có thể tìm được loại kem chống nắng không làm da bị nóng và đỏ.
Phơi nắng thường xuyên có thể tạo ra sự tích tụ sắc tố melanin tự nhiên của da, nó có một lợi ích: những sắc tố bao quanh nhân tế bào da bảo vệ tế bào khỏi sự thoái hóa thành tế bào ung thư.
Những người OSPW da đen có khả năng tạo nhiều sắc tố nên dường như họ ít có nguy cơ bị bệnh ung thư tế bào không sắc tố da. Tuy nhiên phơi nắng góp phần vào quá trình lão hóa da và tạo ra những vết nâu đen nên khuyên những người có làn da OSPW không tắm nắng.
Dù bạn sử dụng sản phẩm chống nắng phổ rộng (chống cả UVA và UVB) với chỉ số SPF 15 hoặc cao hơn, thì vẫn sẽ có một lượng nhỏ ánh nắng tiếp xúc được với da bạn ‒ bạn không chống nắng được hoàn toàn.
+ Bạn thuộc loại da nào? Thắc mắc bạn sẽ được giải đáp với bài viết Cách Chọn Phương Pháp Điều Trị Mụn Thích Hợp Cho Từng Loại Da
– NHỮNG ĐIỀU HOANG ĐƯỜNG VỀ CHỐNG LÃO HÓA
Vì bị những nếp nhăn nên nhiều người OSPW muốn sử dụng kem chống lão hoá, nhưng nó lại chứa nhiều thành phần gây kích ứng với loại da nhạy cảm trong khi những loại khác thì lại không hiệu quả. Nhiều loại kem đắt tiền chứa axit Hyaluronic (HA), một loại đường có trong da thường giảm dần do phơi nắng và tuổi tác khiến da giảm thể tích.
Trên thực tế, một trong những phương pháp điều trị da liễu thẩm mỹ phổ biến hiện nay là tiêm HA vào da để làm đầy những nếp nhăn và những chỗ da chùng.
Vì thế, mọi người cho rằng kem chứa HA bôi ngoài da cũng có lợi ích tương tự. Nhưng quan niệm này là sai lầm vì da không thể hấp thụ HA ở dạng bôi. HA làm ẩm da bởi khả năng hút nước từ môi trường vào bên trong, tuy nhiên bôi kem HA ở ngoài da có thể sẽ gây phản tác dụng.
Vì nếu trong môi trường khô nó sẽ kéo nước từ trong da ra ngoài gây mất nước và làm khô da.
Những người da dầu như OSPW sẽ không có lợi khi da mất nước. Hãy phân biệt: Giảm dầu (dầu gây trứng cá) và giảm nước (nước tạo hình cho da, giúp giảm nhăn) là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Bạn cũng có thể bị cám dỗ bởi những loại kem chống lão hoá được bán phổ biến trên thị trường hoặc các sản phẩm chăm sóc da chứa alpha lipoic acid và DMAE (dimethylaminoethanol).
Trên thực tế, những thành phần này hiệu quả trong điều trị nhăn cho loại da khỏe, nhưng lại không có tác dụng với da nhạy cảm.
– DA NHẠY CẢM, TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
Những vấn đề nghiêm trọng của da OSPW như: nếp nhăn và những vết đen dường như cần biện pháp mạnh.
Do đó, rất nhiều người thuộc loại da OSPW bỏ tiền ra thử các sản phẩm chứa các thành phần hoạt tính mạnh, nhưng hoàn toàn không phù hợp với da của họ.
Nhiều người OSPW gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một loại kem chống nắng không gây đỏ da hoặc kích thích da. Những sản phẩm làm trắng da chứa thành phần tẩy trắng cũng thường xuyên gây kích ứng. Trong phần sau của chương này, sẽ giúp bạn cách “đối phó” với làn da nhạy cảm của mình. Và sẽ đưa ra một chế độ chăm sóc da giúp bảo vệ da của bạn khỏi ánh nắng, điều trị những đốm đen và nếp nhăn bằng những sản phẩm an toàn. Bạn cần những thành phần làm dịu chứ không phải làm viêm da. Bạn cũng nên học cách nhận biết và tránh những thành phần gây kích thích da bạn.
Giảm hoạt động của các yếu tố dầu ‒ nhạy cảm ‒ nhiễm sắc tố (để phòng mụn và những vết đen) bằng cách tránh phơi nắng là biện pháp hàng đầu,
Đến tuổi trung niên, nhất là sau mãn kinh, sự sản xuất dầu và nội tiết đều giảm. Sự thay đổi này giúp giảm nhiều vấn đề da mà bạn phải chịu đựng khi còn trẻ.
Tuy nhiên da của bạn có khuynh hướng hình thành nếp nhăn, và quá trình lão hoá thật không dễ chịu gì. Đó là lý do tại sao lại đưa ra một chiến lược phòng nếp nhăn khi chúng bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 20, 30. Thêm vào đó, trị liệu theo đơn thuốc hoặc dùng các liệu pháp cũng rất tốt để giảm tối đa những dấu hiệu có thể thấy được của sự lão hoá.
*Lưu ý: Bảo vệ da và điều trị nếp nhăn, vết đen càng sớm càng tốt.
– CHĂM SÓC DA HÀNG NGÀY ĐỂ LÀM GÌ?
Mục đích của chăm sóc da hàng ngày là kiểm soát dầu, những vết nâu đen và nếp nhăn bằng những sản phẩm chứa thành phần chống oxi hoá và chống viêm.
Thêm vào đó, chế độ chăm sóc da hàng ngày cũng giúp giải quyết những vấn đề khác thông qua việc phòng và điều trị cả mụn và viêm da.
Bất cứ loại mỹ phẩm nào đủ mạnh để cải thiện nếp nhăn và những vết đen đều có thể gây kích ứng da bạn.
Sẽ giới thiệu những sản phẩm đủ mạnh để có hiệu quả, chứa thành phần chống oxi hoá (như trà xanh) và thành phần chống viêm (như licochalone), chúng vừa bảo vệ da bạn vừa làm dịu tính nhạy cảm của da.
Nếp nhăn và đốm đen là hai vấn đề đáng quan tâm, do đó sẽ cung cấp một bản kế hoạch gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được tóm tắt tại đây, bạn sẽ làm theo chế độ chăm sóc da cơ bản giúp giảm những đốm nâu. Hãy đọc hướng dẫn chăm sóc và lựa chọn các sản phẩm bạn cần.
+ Cùng với Miss Tram tham khảo và tìm hiểu kĩ hơn về quá trình chăm sóc da nhờ đúng cách
BÍ QUYẾT CHĂM SÓC DA HÀNG NGÀY
1. CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC CHO DA ĐỎ VÀ / HOẶC CÓ NHỮNG VẾT ĐEN SÁNG TỐI
Buổi sáng, rửa mặt bằng sữa rửa mặt chứa Salicylic acid (SA) giúp làm giảm trứng cá và làm sạch lỗ chân lông, giảm các vấn đề nhiễm sắc tố mà không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bạn.
Nếu da bạn bị đỏ và viêm, hãy dùng những sản phẩm rửa dịu, không bọt, không chứa salicylic acid.
Sử dụng khăn mặt mềm và tránh chà xát mạnh.
Tiếp theo, để xử lý những vết nâu đen, bôi sản phẩm trắng da lên toàn bộ mặt.
Nếu bạn chủ yếu bị trứng cá, ít bị đỏ da và kích ứng da hoặc nếu bạn có điểm S/R (nhạy cảm/khỏe) thấp (25-30), bạn có thể trộn lẫn chất làm trắng da với bột vitamin C như.
Sau đó, bạn có thể dùng kem mắt nếu bạn thích. Nếu bạn bị đỏ da, không nên sử dụng Toner và những sản phẩm làm trắng da chứa hydroquinone và vitamin C.
Thay thế bằng sản phẩm chứa axit kojic và arbutin, như Philosophy A Pigment of your Imagination. Trong trường hợp bị đỏ da, bạn cũng có thể sử dụng thêm kem dưỡng (lotion chống viêm).
Tiếp theo đó, bôi kem chống nắng. Dù dạng kem bôi (dạng lotion) là tốt nhất, thỉnh thoảng người có làn da nhạy cảm có thể dị ứng với các thành phần chống nắng.
Nếu da bạn quá nhạy cảm với các sản phẩm chống nắng, tìm những loại chứa z-cote như: SkinCeuticals Sheer Physical UV Defense SPF 50. Cuối cùng, trang điểm với kem nền hoặc phấn phủ nếu bạn muốn.
Buổi tối, tẩy trang kỹ lưỡng và rửa mặt bằng sữa rửa mặt như buổi sáng.
Tiếp theo, với trứng cá và vết đen, trộn một lượng bằng hạt đậu sản phẩm làm trắng da giống buổi sáng với sản phẩm retinol và bôi cùng nhau.
Sản phẩm Retinol chỉ nên dùng vào buổi tối, nó giúp khống chế trứng cá, những vết đen và phòng nếp nhăn.
Với da bị sưng đỏ, chỉ bôi sản phẩm làm trắng da lên những vết đen, tiếp theo, bôi serum lên toàn mặt như Olay regenesist Daily Regenerating Serum (Fragrance Free), sau đó bôi sản phẩm chứa retinol.
Nếu muốn, bạn có thể bôi kem mắt và dưỡng ẩm nhẹ cho vùng da khô.
– Sử dụng bột Vitamin C
Vitamin C có thể giúp ngăn ngừa vết đen và nếp nhăn. Trong những hộp bột Vitamin C của Philosophy Hope và Prayer có một thìa xúc nhỏ, bạn dùng nó để lấy bột đổ vào lòng bàn tay và trộn với một lượng bằng hạt đậu sản phẩm trắng da. Trộn đều và bôi. Nếu bạn bị đỏ da, có cơn đỏ bừng mặt hoặc có điểm S/R >= 34, thì không dùng sản phẩm này và thực hiện tiếp kế hoạch chăm sóc da buổi sáng như trên.
– Chọn và sử dụng sản phẩm rửa mặt
Khi tẩy trang, sử dụng sản phẩm rửa không kích thích da chứa thành phần như salicylic (SA), aloe vera, licochalone, feverfew, chamomile hoặc niacinamide. Chúng sẽ giúp giảm đỏ da, viêm, và trứng cá, đồng thời làm sạch lỗ chân lông.
*SỮA RỬA MẶT
Nếu trứng cá là vấn đề chính của bạn và bạn không bị nóng da hay tê buốt, bạn cũng có thể sử dụng PanOxyl Bar 10% của Stifel Laboratories.
– Sử dụng Toner
Dù Toner không cần thiết với bạn, nhưng nhiều người thuộc loại da dầu thích cảm giác sạch thoáng của toner.
Bạn có thể sử dụng toner sau khi rửa mặt. Nếu thêm bước này, bạn cũng sẽ được hưởng lợi ích từ những thành phần chống viêm, chống nhiễm sắc tố và kiểm soát dầu có trong toner.
Tuy nhiên, nếu bạn có điểm S/R ≥34, hoặc da khô hoặc da hỗn hợp (điểm O/D 27-35) thì không nên sử dụng toner. Nếu bất kỳ loại sản phẩm chăm sóc da nào khác khiến da bạn tấy đỏ hoặc tê buốt, thì bạn cũng không nên dùng toner.
– Trị Mụn
Trên hết, không được xông hơi mặt hoặc dùng khăn nóng hay đặt đá lạnh lên mụn. Tất cả những việc này gây ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, nên tuyệt đối không được dùng với loại da dễ bị viêm như da bạn.
Như đã thảo luận trước, nhiều người tin rằng phơi nắng giúp cải thiện trứng cá, nhưng tình trạng của họ thường trở nên trầm trọng hơn trong mùa hè, nên phơi nắng không giúp ích gì. Các sản phẩm trong chế độ chăm sóc da hàng ngày nên có tác dụng phòng mụn và trứng cá, thêm vào đó, bạn có thể điều trị mụn bằng sản phẩm đặc trị được giới thiệu …
Nếu bạn thích, những sản phẩm này có thể kết hợp với sản phẩm che khuyết điểm để điều trị và xóa vết thâm. Ngay sau khi rửa mặt hoặc dùng toner, trộn sản phẩm che khuyết điểm (một lượng khoảng 1/3 kích thước hạt đậu) với sản phẩm trị mụn và bôi lên vùng mụn. Những sản phẩm điều trị khác và dưỡng ẩm chỉ nên bôi sau đó.
– Điều trị những vết đen
Bôi sản phẩm làm trắng da sau khi rửa mặt và dùng toner, trước các sản phẩm còn lại. Nên sử dụng những sản phẩm được liệt kê dưới đây của chương trình ngay khi vết đen xuất hiện và duy trì cho đến khi chúng biến mất hoàn toàn.
– Dưỡng ẩm và Serum
Dưỡng ẩm không cần thiết cho hầu hết các loại da dầu. Tuy nhiên, nếu bạn có điểm số O/D thấp (27-32), xin cứ tự nhiên dùng dưỡng ẩm trên những vùng da khô. Serum cũng là một lựa chọn. Serum chứa những thành phần làm khỏe da với nồng độ cao nên thẩm thấu vào da tốt hơn. Được đựng trong lọ dạng nhỏ giọt, serum thường đậm đặc hơn các sản phẩm khác, chỉ cần vài giọt là có hiệu quả. Bạn có thể bôi sản phẩm dưỡng ẩm lên trên serum nếu muốn.
Chất dưỡng ẩm nhẹ sẽ giúp giảm tác dụng phụ gây tróc vảy của các sản phẩm có chứa retinol hoặc retinoid. Dưỡng ẩm sẽ có ích khi da bạn hơi dầu với điểm số O/D là 24-30.
– Kem mắt
Với những quầng thâm dưới mắt, hãy sử dụng kem mắt (như Quintessence Clarifying Under-eye Serum) chứa retinol và vitamin K để giải quyết sự xung huyết mạch máu ‒ nguyên nhân gây ra các vết thâm này. Nếu sau khi gặp bác sĩ da liễu và được chỉ định dùng thuốc Retinoid xung quanh vùng mắt, hãy pha loãng bằng cách trộn nó với một lượng tương đương kem dưỡng ẩm.
– Mặt nạ
Những thành phần được cô đặc của mặt nạ lưu lại trên da bạn trong một khoảng thời gian lâu hơn, nên mặt nạ có lợi. Đắp mặt nạ một hoặc hai lần mỗi tuần giúp tẩy da chết và chống nhiễm sắc tố, như loại mặt nạ MD FORMULATIONS Vit-A-Plus Clearing Complex Mask. Bạn có thể sử dụng chúng vào buổi tối ngay sau khi rửa mặt. Làm theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp sản phẩm và sau khi đã rửa sạch lớp mặt nạ, bạn chuyển sang bước hai (bôi chất trắng da). Hoặc bạn cũng có thể đến spa hay salon để các nhân viên thực hiện biện pháp chăm sóc da này, nhưng phải đảm bảo là loại mặt nạ đó dùng cho da nhạy cảm và có chứa các thành phần chống nhiễm sắc tố và chống viêm đã giới thiệu.
– Tẩy tế bào chết
Loại da OSPW thích hợp với việc sử dụng Retinol. Dù retinoid có thể gây bong tróc da nhưng nó không gây khô da. Sự tróc vảy thể hiện lợi ích của việc lột da, một quá trình giúp da bong hết những tế bào chết.
Việc tẩy tế bào chết thì như thế nào? Bạn có nghĩ Da Khô Nên Tẩy Tế Bào Chết?
*MUA SẢN PHẨM
Bằng việc đọc nhãn để xác định các thành phần có trong sản phẩm, bạn có thể mở rộng phạm vi lựa chọn của mình.
Nhờ đó, bạn sẽ chọn được những sản phẩm chứa thành phần có lợi cho loại da của bạn, tránh những thành phần gây dị ứng, tê buốt, nóng da, đỏ da, trứng cá, viêm da hay tăng dầu.
Hãy mang danh sách thành phần (ở bên dưới) theo khi bạn đi mua sản phẩm để có thể đọc được nhãn sản phẩm, xác định “thủ phạm” làm hại da thường gặp và tránh các sản phẩm chứa những thành phần đó.
Nếu da bạn có trứng cá hoặc nhạy cảm với sản phẩm chống nắng, hãy kiểm tra hai lần nhãn sản phẩm đối với các thành phần cần tránh.
Một vài sản phẩm trong danh sách này chứa những thành phần chống nắng có thể không hợp đối với một số người, nhưng hãy nhớ rằng: không phải tất cả mọi người đọc chương này đều có trứng cá hoặc nhạy cảm với sản phẩm chống nắng.
Những người thuộc loại da nhạy cảm sẽ phản ứng với các thành phần khác nhau, vì thế hãy thử một cách cẩn thận những sản phẩm chứa các thành phần khả nghi và chú ý đến nhu cầu của da bạn.
Nếu có thể, hãy thử sản phẩm ở các quầy bán mỹ phẩm hoặc dùng hàng mẫu trước khi mua để chắc chắn chúng phù hợp với da của bạn. Không phải mọi phản ứng đều xảy ra tức thì, đợi sau 24 giờ trước khi quyết định mua. Cố gắng thêm một chút sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền và tìm được loại mỹ phẩm phù hợp với da của bạn.
– Chống nắng cho da bạn
OSPW dễ bị tổn thương bởi ánh nắng, vì thế dùng sản phẩm chống nắng là điều tuyệt đối cần thiết.
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm chống nắng đều chứa dầu, chúng có thể làm da bạn trông bóng và làm chảy kem nền hay lớp trang điểm. Thêm vào đó, thành phần chống nắng nào đó có thể kích ứng da bạn dẫn đến mụn trứng cá.
Danh sách những thành phần chống nắng cần tránh dưới đây chỉ áp dụng với người bị nhạy cảm với chất chống nắng. Nếu nhạy cảm với chất chống nắng không phải là vấn đề của da bạn thì không cần phải tránh những thành phần này.
Khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm chống nắng chứa kẽm Oxit (ZnO) và Titan Oxit (TiO2). Nếu da bạn tối màu hơn, hãy tìm sản phẩm có màu nhẹ để da bạn trông không bị vàng đi do dùng kem màu trắng. Sản phẩm chống nắng dạng gel hoặc bọt sẽ tốt hơn dạng kem.
Trong khi khuyên những người thuộc loại da OSPW không nên phơi nắng hoặc hạn chế đến mức thấp nhất, nhiều người trong số các bạn vẫn tôn sùng ánh nắng.
Nếu bạn bị cháy nắng, hãy uống Advil (ibuprofen) hoặc aspirin 4 giờ 1 lần để giảm viêm và chống đỏ da. Sử dụng kem chứa 1% hydrocortisone không theo đơn cũng giúp điều trị cháy nắng.
Nếu da bạn bị dầu nặng, để bảo vệ da khỏi ánh nắng và giảm bóng da, hãy trộn sản phẩm chống nắng với sản phẩm kiềm dầu một lượng bằng nhau rồi bôi lên.
– Trang điểm
Phấn phủ chứa chất chống nắng tốt cho OSPW vì nó che đi những vết đen, kiểm soát độ bóng của da và bảo vệ da khỏi ánh nắng. Nếu bạn dùng kem nền để che những vết đen, hãy tìm sản phẩm không dầu (oil- free) chứa các thành phần chống viêm.
Mỗi khi trang điểm về thì bạn cần phải tẩy trang và đắp mặt nạ nữa nhé. Và cùng xem hướng dẫn cách làm mặt nạ khoai tây và sữa tươi
2. CÁC LIỆU PHÁP DÀNH CHO DA BẠN
Nếu bạn muốn tăng hiệu quả của chế độ chăm sóc da, hãy thử một số liệu pháp điều trị da liễu thẩm mỹ. Da OSPW có khuynh hướng bị nếp nhăn nên bạn có thể muốn điều trị bằng Botox hoặc Dysport (botulinum toxins) và Dermal filler.
– Điều trị bằng ánh sáng
Ánh sáng IPL (Intense pulse light) được dùng để xóa những mạch máu và vết đen trên da bạn một cách nhanh chóng. Hiện tại trung tâm đang dùng máy Cool Touch IPL của Cutera, nhưng cũng có nhiều loại khác đang có sẵn. Và cũng có các thiết bị khác sử dụng ánh sáng xanh hoặc đỏ, có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với yếu tố giúp da tăng tương tác với ánh sáng (được gọi là Levulan) để điều trị trứng cá, những vết nâu đen và làm co nhỏ kích thước của tuyến bã tiết dầu.
– Lột da hóa chất (Chemical peel)
Ngoài việc sử dụng sản phẩm rửa chứa Salicylic acid , người OSPW cũng có thể dùng miếng dán lột da hóa chất (Chemical peel) được được áp dụng tại văn phòng của các bác sĩ da liễu. Những miếng dán lột da hóa chất (Chemical peel) này chứa nồng độ Salicylic acid rất cao (20-30%), hơn nhiều so với những sản phẩm bán ở ngoài (khoảng 0,5-2%). Lột da hóa chất (Chemical peel) giúp làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ trứng cá và cải thiện những vết nâu đen.
OSPW da trắng sẽ hợp với các dịch vụ lột có tác dụng sâu như sử dụng TCA hoặc Obagi Blue Peel, những sản phẩm có hiệu quả trong việc điều trị đốm đen và nếp nhăn.
Một lựa chọn khác là đắp mặt nạ ở salon hoặc spa. Hãy nhớ chọn những mặt nạ chứa chất chống oxi hóa, chất làm sáng da và chất chống viêm hoặc giảm dầu.
OSPW da màu có thể hợp với các kiểu lột da hóa chất (Chemical peel) trên bề mặt (là loại nông hơn loại TCA), thường được làm ở salon hoặc spa, các loại lột sâu hơn không thích hợp cho người da đen.
– Phương pháp mài da siêu dẫn (Microdermabration)
Thay cho các liệu pháp lột da hóa chất (Chemical peel) tác dụng sâu và điều trị ánh sáng, những người thuộc loại da OSPW da đen có thể dùng Microdermabration.
Trong liệu pháp này, máy sẽ thổi tinh thể nhôm, đất sét hoặc các tinh thể khác lên da để lấy đi các tế bào chết ở bề mặt da, thúc đẩy nhanh quá trình lột tự nhiên, làm cho các tế bào chết chứa sắc tố melanin bong ra, vì thế các vết nâu đen biến mất. Khi kết hợp với Retinoid, liệu pháp này có thể giúp Retinoid thấm sâu hơn, giúp tăng hiệu quả loại bỏ những vết nâu đen. Bạn cũng có thể sử dụng kết hợp chế độ chăm sóc da của bạn với microdermabration hoặc lột da hóa chất (Chemical peel) nông chứa axit salicylic để loại bỏ những vết đen.
ĐỂ CÓ HÀNG RÀO BẢO VỆ DA MẠNH KHỎE
A- Hàng rào bảo vệ da (Skin Barrier)
Lớp biểu bì của da được cấu thành bởi rất nhiều lớp tế bào khác nhau. Lớp ngoài cùng (lớp sừng) đóng vai trò bảo vệ, chính là hàng rào da (skin barrier).
1. Màng lipid (Lipid Layer)
Trong điều kiện bình thường, trên da có lớp chất béo (gọi là màng lipid/ lipid layerhay màng ẩm/moisture layer) kết nối các tế bào sừng giúp tạo thành bức tườngvững chắc bảo vệ da, có tác dụng chống nước, ngăn chặn vi khuẩn, các tác nhân gây dị ứng, kích ứng, hoặc các vi sinh vật khác, không cho chúng xâm nhập vào da chúng ta. Khi lớp lipid bị suy yếu thì liên kết giữa các tế bào sừng trở nên lỏng lẻo, dẫn đến hàng rào da sẽ không thể giữ nước và bảo vệ da được nữa.
- Tác hại của việc lớp màng hydrolipid bị suy yếu:
- Da sẽ gặp hiện tượng “mất nước xuyên biểu bì”, trở nên khô, nhạy cảm, yếu, dễ kích ứng.
- Hệ thống phòng vệ của cơ thể sẽ có những phản ứng quá mức để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài, dẫn đến hiện tượng sưng viêm, mẩn đỏ, ngứa, nhức, sưng tấy.
- Dễ bị gia tăng sắc tố (nám, sạm, tàn nhang) và tăng độ nhạy cảm trên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Vậy yếu tố cốt lõi để có 1 làn da khỏe là gì? Là có 1 hàng rào da vững chắc. Muốn hàng rào da vững chắc thì phải bảo vệ lớp màng lipid, tránh cho nó bị suy yếu, tổn thương.
2. Lớp Áo Choàng Axit (Acid Mantle)
Bức tường tế bào sừng và lớp màng lipid được bao phủ phía trên bởi 1 lớp vỏ mỏng mang tính axit, có độ pH dao động trong khoảng 4.5-5.5, gọi là Acid Mantle.
Vi khuẩn và các vi sinh vật “thích” môi trường kiềm và rất kỵ môi trường axit
- Nếu da có tính axit, vi khuẩn sẽ khó lòng ở lại.
- Nếu da quá kiềm, vi khuẩn sinh sôi sẽ khiến lớp sừng bị nhũn, rời rạc và mất khả năng bảo vệ -> da bị khô, bong tróc, nổi mụn, dị ứng, nhạy cảm, mẩn đỏ,..
Vì vậy lớp vỏ acid có tác dụng bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, nấm, kí sinh trùng, và đảm bảo được lớp sừng của da được dẻo dai, bền đẹp.
* Các nguyên nhân khiến Acid Mantle bị tổn thương: sử dụng mỹ phẩm quá axit hoặc quá kiềm, tẩy da chết quá đà, thuốc lá, nước máy, chất tẩy rửa, ô nhiễm, ánh nắng mặt trời…
Độ pH thể hiện tính acid hoặc tính kiềm ,được chiếu theo thang điểm từ 1 đến 14, với 1 là mức độ acid mạnh nhất và 14 là mức độ kiềm cao nhất, 7 được coi là mức điểm trung lập (Neutral). Tuy nhiên pH lý tưởng để có 1 làn da khỏe mạnh không phải là 7 mà lại hơi nghiêng acid 1 chút – pH5.5
Da khỏe mạnh thường có độ pH rơi vào khoảng 5.4 – 5.9, là môi trường lý tưởng nhất cho vi sinh vật tốt phát triển, triệt tiêu vi sinh vật có hại, hình thành liên tục các lipid biểu bì, tăng cường enzyme kiểm soát quá trình bong tróc vảy, phục hồi tế bào da ở lớp sừng khi bị tổn thương.
Nếu độ pH ở mức quá acid hay quá kiềm, lớp vỏ acid của da có thể bị mất cân bằng, rối loạn, dễ dẫn đến các tình trạng như viêm da, eczema, rosacea (bệnh đỏ da), vảy nến…
B – Độ pH Của Các Sản Phẩm Chăm Sóc Da
Một trong những thủ phạm nguy hiểm nhất hủy hoại và làm suy yếu lớp màng acid chính là các loại xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt với độ kiềm cao (pH ≥ 7)
Những loại sữa rửa mặt có độ pH cao (tạo nhiều bọt, nhiều chất tẩy rửa) mang lại cho người dùng cảm giác khô ráo, sạch sẽ sau khi rửa mặt. Nhưng lại có nhiều tác hại như:
- Nếu sử dụng thường xuyên sẽ khiến lớp màng lipit trên bề mặt da bị tổn thương, da bị mất nước xuyên biểu bì.
- Độ pH cao tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, khiến da trở nên nhạy cảm và dễ dàng sinh mụn.
Vì vậy, nói KHÔNG với các loại sữa rửa mặt có độ pH cao hơn 7 để da luôn được khỏe mạnh. Dù là loại da nào (đặc biệt là da nhạy cảm) đều nên chú ý dùng sản phẩm chăm sóc da có pH nằm trong vùng an toàn
Cách xác định pH của các sản phẩm chăm sóc da: Tự kiểm tra độ pH thực tế của sản phẩm bằng một vài công cụ đơn giản tại nhà như:
- Giấy quỳ tím với thang pH chuẩn
- Máy kiểm tra độ pH
- Bộ test pH
Nếu không có điều kiện mua công cụ thử pH, bạn hãy tham khảo bảng tổng hợp pH của hơn 400 loại sữa rửa mặt phổ biến (tuy không thể đủ hết tất cả các sản phẩm làm sạch trên đời nhưng cũng là 1 tài liệu cho các bạn tham khảo), nếu thấy sản phẩm mình đang dùng bị nằm trong vùng nguy hiểm (pH ≥ 7) thì bạn đừng tiếc nuối mà hãy bỏ ngay đi và thay bằng 1 loại có pH thân thiện hơn với làn da của mình nhé.
C – CÂN BẰNG ĐỘ ẨM CHO DA
70% của da là nước, da thiếu nước là nguyên dân dẫn đến mọi vấn đề như da khô, dầu, lão hóa…. Vì vậy, để có 1 làn da khỏe, việc cần thiết phải làm là giữ cho da luôn đủ nước, đủ ẩm.
1. Tránh ngâm da trong nước làm giảm lượng nước của da
Ngâm da trong nước lâu (như tắm bồn, bơi lội…) phá hủy độ bền vững của hàng rào da, đặc biệt là nước nóng và nước clo. Vì vậy để trành cho da mất nước, chúng ta nên:
- Tắm bồn nhanh hoặc tắm vòi hoa sen (5-10 phút) với nước ấm.
- Sau khi tắm dùng khăn bằng vải mềm để thấm bớt nước trên da, bôi dưỡng thể ngay khi da còn hơi ẩm để tạo lớp màng giữ nước trên bề mặt da không bị bốc hơi.
2. Thường xuyên cấp nước cho da
Có 3 cách đơn giản và phổ biến nhất là dùng xịt khoáng, đắp mặt nạ hoặc làm lotion mask.
- Xịt khoáng: là sản phẩm bổ sung, không quá cần thiết.
- Đắp mặt nạ: mặt nạ dạng miếng (sheet mask) có tác dụng cấp nước, cấp ẩm tốt hơn hẳn so với các loại mặt nạ dạng bôi rồi rửa đi (wash-off mask)
- Lotion mask: là phương pháp làm đẹp của phụ nữ Nhật Bản được phát minh bới Chizu Saeki trong cuốn sách ‘The Japanese SkinCare Evolution’, bà nổi tiếng với một làn da trẻ trung tràn đầy sức sống dù đã hơn 70 tuổi.
Chuẩn bị:
– Mask: chọn 1 trong số những loại sau:
- 1 miếng mặt nạ giấy chưa tẩm dưỡng chất
- 1 viên mặt nạ dạng nén
- 8-10 miếng bông tẩy trang loại mỏng đủ để đắp toàn mặt. Nếu bông tẩy trang dày thì có thể tách ra thành nhiều lớp mỏng.
– Lotion: 1 sản phẩm dưỡng ẩm bất kỳ có thể tan trong nước. Ví dụ:
- Các loại nước dưỡng/ the first serum/ booster chứa thành phần lên men như Bifida, Galactomyces
- Toner (nước hoa hồng) không chứa cồn (Alcohol-free Toner)
- Lotion dạng lỏng của các hãng mỹ phẩm Nhật
- Gel lô hội, mật ong, bia…
– Nước: nước lọc hoặc nước khoáng đóng chai
Cách làm:
Rửa sạch mặt trước khi làm lotion mask
- Bước 1: Hòa 1 đến 2 nắp nước khoáng + vài giọt lotion (hoặc 1 nắp bia, 1 muỗng café mật ong…) vào trong 1 cái bát/chén nhỏ.
- Bước 2: Thả mặt nạ hoặc bông tẩy trang vào dung dịch ở bước 1. Chờ vài giây cho ngấm dưỡng chất.
- Bước 3: đắp lotion mask lên mặt khoảng 5-10 phút rồi gỡ ra (không nên đắp quá lâu vì nếu mặt nạ bị khô, các chất hút ẩm sẽ phản tác dụng và hút ngược nước trong da bạn ra ngoài). Vỗ nhẹ để da đàn hổi, không cần rửa lại mặt, bạn có thể tiếp tục các bước skincare hoặc bôi kem dưỡng ẩm ngay sau đó.
Chỉ với vài phút bạn đã có 1 làn da ẩm, mịn và đủ nước rồi. Đắp lotion mask mỗi ngày rất có lợi đối với tất cả các loại da (từ da khô, dầu đến da nhạy cảm), giúp cung cấp nước, làm dịu da và làm hàng rào da thêm vững chắc.
3. Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp
Có 2 chất dưỡng ẩm chính: chất phủ và chất hút nước/ẩm.
Chất phủ (Occlusives): phủ lên da 1 màng mỏng để bảo vệ da, ngăn nước bốc hơi, làm mềm da, chống thô ráp.. Các thành phần phủ hay gặp bao gồm:
- petrolatum (petroleum jelly)
- các loại dầu nền (oil): dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu jojoba…
- bơ (butter): bơ hạt mỡ, bơ xoài, bơ cacao…
- sáp (wax): sáp ong, sáp đậu nành…
- propylene glycol
- Allantoin
- Các dẫn xuất của silicone (dimethicone, cyclopentasiloxane…)
Chất hút ẩm (Humectant): có khả năng hấp thụ nước (ngậm nước) rất tốt nên có thể kéo, hút nước từ trong da (ở các lớp biểu bì sâu và trung bì) lên trên bề mặt da hoặc từ ngoài môi trường vào nhằm giúp da giữ ẩm. Các chất hút ẩm phổ biến nhất là:
- Glycerin
- Hyaluronic Acid
- Panthenol (pro-vitamin B5)
- Butylene glycol
- Sodium Lactase
- Sodium PCA
- Sorbitol
- Mật ong
Loại kem dưỡng tốt nhất để bảo về hàng rào da luôn đủ ẩm và khỏe mạnh là loại chứa cả chất phủ và chất hút ẩm.
- Da dầu, mụn, da thiếu nước nên dùng kem dưỡng chứa chất hút ẩm >> chất phủ (Humectant-based moisturizers) để tránh làm da bị bí bách
- Da khô, bong tróc, nứt nẻ cần kem dưỡng chứa chất phủ >> chất hút ẩm (Occlussive-based moisturizers) để làm mềm và giữ độ ẩm cho da.
D – Bảo Vệ Da Khỏi Tác Hại Từ Ánh Nắng Mặt Trời
1 trong số những nguyên nhân lớn nhất tàn phá hàng rào da chính là tia UV trong ánh nắng mặt trời.
Rất nhiều bạn nghĩ rằng “Trời râm mát thì không cần chống nắng” hay “Đen sẵn rồi thì bôi kem chống nắng làm gì?”, thậm chí có người còn cho rằng “Phơi nắng giúp chữa viêm da và làm hết mụn”?!?
Nhưng liệu bạn có còn coi thường ánh nắng mặt trời khi biết: Nắng làm khô da, nắng làm da mất nước, nắng nóng khiến da thêm dầu nhờn, nắng làm da rát đỏ, bong tróc, sạm đen, nắng là nguyên nhân của các vết tàn nhang, nám má, đồi mồi, nắng khiến da nhăn nheo, lão hóa.
UVB:
- Bước sóng ngắn, tác động qua lớp biểu bì, gây cháy nắng, sạm da, rát da
- Hoạt động lúc 9h-14h, mạnh nhất vào mùa hè
- UVB không xuyên qua được kính nhưng có thể phản xạ qua kính và mặt nước.
UVA:
- 95% ánh nắng mặt trời là UVA, bước sóng dài hơn UVB, có thể xuyên qua biểu bì và tác động vào đến trung bì, làm ảnh hưởng đến các gốc tự do, collagen, elastin, và các thành phần khác, gây nên hiện tượng lão hóa, kém đàn hồi, nếp nhăn, chảy xệ, nám dưới da.
- Hoạt động mạnh lúc 14h-18h
- Luôn hiện diện bất kể mùa nào trong năm, cho dù trời nắng hay không. Thậm chí còn hoạt động mạnh nhất lúc trời râm mát, đặc biệt sau khi mưa.
- UVA xuyên được qua kính và nhiều loại vải.
Gần 90% tia UV vẫn “vượt rào” thành công khi trời nhiều mây. Chúng cũng có thể phản xạ qua kính, nước, kim loại và tác động đến làn da mỏng manh của bạn. Vì thế bạn vẫn bị cháy nắng dù đứng trong bóng râm. Cả khi ngồi ô tô, nếu xe không có loại kính đặc biệt chắn tia UV thì bạn vẫn cần kem chống nắng.
* Để kem chống nắng phát huy tác dụng bảo vệ tốt nhất, bạn cần thực hiện những điều sau:
1. Quan tâm đến chỉ số chống nắng
SPF (Sun Protection Factor) là định mức đo lường khả năng chống tia UVB của một sản phẩm, được thể hiện qua số (VD: SPF15, SPF40,…), trong đó 1 SPF= 10 phút bảo vệ da khỏi UVB.
PA (Protection Grade of UVA) đo lường khả năng lọc tia cực tím UVA của 1 sản phẩm, được thể hiện qua dấu + (ví dụ: PA+, PA+++,…)
Mức độ chống nắng vừa phải, an toàn và thích hợp dùng hàng ngày hoặc cho da nhạy cảm và những vùng da mỏng là SPF25 đến SPF35, PA++. Khi đi biển hay ra ngoài trong những ngày trời nhiều nắng, bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số bảo vệ cao hơn với SPF từ 40 đến 50, PA+++ hoặc PA++++
2. Chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của mình
Kem chống nắng vật lý
- Tạo lớp màng chắn giúp ngăn chặn, phản xạ lại tia UV nên sẽ khiến da mặt hơi bí và trắng, bù lại, kem chống nắng vật lý lại rất bền vững và an toàn cho da.
- Loại da nên dùng: da nhạy cảm, dễ kích ứng, da mụn
- Thành phần hay gặp: zinc oxide, titanium dioxide.
Kem chống nắng hóa học
- Hấp thu, thẩm thấu và tự phân hủy các tia UV trước khi chúng kịp làm hại đến da. Kem chống nắng hóa học mỏng nhẹ, nhanh thấm, không gây trắng mặt nhưng lại kém bền vững và có thể gây kích ứng nếu da quá nhạy cảm.
- Loại da nên dùng: da dầu, nhờn
- Thành phần hay gặp: avobenzone, oxybenzone, octinoxate, octisalate,…
Kem chống nắng vật lý lai hóa học
- Là loại kem chống nắng thế hệ mới tích hợp mọi ưu điểm của kem chống nắng vật lý và hóa học: vừa giúp che chắn lại vừa hấp thụ và khuếch tán các tia UV, vừa bền vững dưới nắng lại không gây bí hay trắng mặt.
- Loại da nên dùng: thích hợp với mọi loại da
- Thành phần hay gặp: Tinosorb, Mexoryl
TÓM LẠI, CÁCH ĐỂ CÓ MỘT LÀN DA KHỎE MẠNH LÀ:
1. Quan tâm đến độ pH của tất cả các sản phẩm skincare bạn đang dùng – nói KHÔNG với các sản phẩm có độ pH trên 7, đặc biệt là sữa rửa mặt.
2. Sử dụng nước hoa hồng (toner) có tính acid (độ pH 3.5-4.5) để cân bằng da sau khi rửa mặt (vì nước máy tại VN có độ pH7).
3. Không rửa mặt với sữa rửa mặt quá 2 lần/ngày, không tẩy da chết quá 2 lần/tuần, không sử dụng khăn mặt quá thô và cứng để tránh làm hàng rào da bị tổn thương.
4. Bảo vệ da khỏi tia UV mỗi ngày bằng cách sử dụng kem chống nắng thích hợp
5. Cung cấp đủ độ ẩm cho hàng rào da với kem dưỡng ẩm chứa cả Oclusives (chất phủ) và Humectants (chất hút ẩm)
6. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm tẩy trắng nhanh trong thời gian ngắn bởi chúng sẽ bào mòn và làm mỏng hàng rào da
7. Nên sử dụng thêm dầu chiết xuất từ thực vật có chứa acid béo trong chu trình chăm sóc da hàng ngày nhằm củng cố lớp màng lipid và tăng sự liên kết của các tế bào sừng.
8. Không sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng, không ngâm da trong nước quá lâu để hạn chế tình trạng mất nước của da.
9. Thường xuyên cấp thêm nước bằng cách xịt khoáng, đắp lotion mask, đắp mặt nạ dưỡng da.
10. Ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích thích, tránh ô nhiễm, khói bụi.
Từ lý thuyết đến thực tiễn
Mặc dù hệ thống phân loại da của Baumann đã có phần cụ thể và chính xác hơn rất nhiều trong việc đánh giá làn da, tuy nhiên chúng ta cũng nên hiểu rằng đây chỉ là một phương pháp phân hệ thống dưới góc nhìn của bốn yếu tố chứ không phải là một lời giải cụ thể là nếu da bạn thuộc nhóm nào thì bạn cần chăm sóc da ra sao.
Có hai vấn đề cần lưu ý:
• Các vùng da trên mặt bạn có thể có những tính chất khác nhau, da vùng má khô còn vùng trán lại nhờn là chuyện bình thường. Nếu sự khác biệt là nhỏ thì không sao, còn nếu quá lớn, có thể bạn nên coi từng vùng da như các loại da khác nhau và chăm sóc chúng theo cách riêng biệt.
Giả sử trong trường hợp nêu trên, bạn có thể coi da vùng má của bạn là DRNW còn da vùng trán là OSNT rồi skincare theo chế độ tương ứng chẳng hạn. Việc chăm sóc theo vùng da cụ thể cũng hợp lí để giải thích phương pháp trị liệu điểm (spot treatment), ví dụ nếu da bạn có mụn thì chỗ nào coi chỗ đấy là phần da đặc biệt, chỉ thoa kem trị mụn chỗ đấy thôi chứ không cần thoa cả mặt.
• Phân biệt loại da và trạng thái da: Một trong những sai lầm nguy hiểm của việc phân loại da là sự nhầm lẫn giữa loại da và trạng thái da. Loại da của mỗi người là cố định tuy nhiên trạng thái da thì liên tục thay đổi tuỳ thuộc vào môi trường và cách chăm sóc.
Ví dụ, người có loại da tiết nhiều dầu thì sẽ có đặc điểm là lỗ chân lông to và tuyết bã nhờn hoạt động mạnh, đây là yếu tố về gen di truyền, skincare thông thường sẽ không thay đổi được. Tuy nhiên vào mùa đông hanh khô, da của người đó lại trở nên cân bằng hơn, thậm chí còn có dấu hiệu hơi khô. Trong trường hợp này, loại da vẫn cố định mang yếu tố là da dầu (Oily) nhưng sự biến động thời tiết đã khiến độ ẩm trên bề mặt da thay đổi. Việc skincare có mục đích khắc phục các nhược điểm của loại da thông qua việc tác động làm cân bằng trạng thái da. Điều này đồng nghĩa với việc kể cả bạn biết da mình thuộc loại da dầu, khi bề mặt da có trạng thái khô, bạn cần thay đổi biện pháp dưỡng ẩm phù hợp để đưa trạng thái da về lại sự thăng bằng.
Xem Thêm Các Loại Da Khác Với Chuyên Mục Phân Loại Da: